Chọn sơn nội và ngoại thất chuẩn nhất

0
1189

Với các gợi ý phối màu dưới đây, bạn sẽ thấy không hề khó khăn khi mà sử dụng sơn siêu bóng vào không gian ở của nhà mình. Là dòng sơn có nhiều ưu điểm về chống bám bẩn, chống chùi rửa lại tạo độ phản sáng tốt, tạo ra vẻ sang trọng cho phòng ốc, đừng bỏ qua các mẫu sơn nội thất có thể dễ dàng áp dụng cho nhà bạn nhé.

Nội Dung

I, Sơn nội thất

Bề mặt sơn siêu bóng thì sẽ phản xạ ánh sáng cực tốt và màu sắc thể hiện bắt mắt hơn. Chính vì thế mà sử dụng gương trang trí trong phòng sẽ càng làm nổi bật các điểm mạnh của sơn siêu bóng.

Sơn siêu bóng làm phòng khách trở nên sống động

Nếu mỗi phòng trong căn nhà đều tượng trưng cho một mùa trong năm thì phòng khách sẽ là mùa xuân và mùa hè vui vẻ, sống động  và ấm áp.

Bức tường bóng sáng sẽ tạo cảm được một giác trẻ trung và đầy sức sống cho cả căn phòng cũng như là cho gia đình bạn khi sử dụng không gian chung đó.

Chọn sơn nội và ngoại thất chuẩn nhất
Chọn sơn nội và ngoại thất chuẩn nhất

Sơn siêu bóng màu trầm

Bạn yêu thích các màu tối và trầm ấm nhưng sơn bề mặt mờ lại tạo cảm giác quá ảm đạm với các màu này. Vậy thì sơn siêu bóng chính là giải pháp dành cho bạn.

Ví dụ bạn có thể sử dụng màu nâu sô cô la bóng cho phòng ăn và sẽ đem lại cảm giác ấm áp, thân thiện mà vẫn có độ hắt sáng vừa phải để phòng không bị tối.

Phòng ngủ chào đón ánh mặt trời mỗi sáng

Màu tường vàng bóng phản chiếu ánh mặt trời mỗi sáng sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn, vui vẻ hơn khi thức dậy. Nhớ khi bạn kết hợp với đồ trang trí nội thất hợp tông để tạo hiệu ứng tốt nhất nhé.

Dòng sơn Lucky Paint Shapphire với đa dạng màu sắc và độ bóng sáng vượt trội giúp bạn có nhiều lựa chọn hơn để tân trang không gian sống của gia đình mình.

II, Sơn ngoại thất

Có rất nhiều yếu tố bạn cần phải cân nhắc khi lựa chọn sơn ngoại thất cho căn nhà của bạn. Tất nhiên là vẻ bề ngoài là quan trọng, nhưng mà một lớp sơn phủ còn là lớp bảo vệ cho tổ ấm của bạn. Lớp sơn sẽ bảo vệ ngôi nhà bạn khỏi tác động của thời tiết, của côn trùng cũng như là các loại nấm mốc và nó cũng giúp tránh thiệt hại cho lớp trát tường bên trong.

Có rất nhiều loại sơn ngoại thất khác nhau và để lựa chọn được đúng loại mình cần, bạn hãy lưu ý những đặc điểm của mỗi loại dưới đây.

Sơn gốc nước và sơn gốc dầu

Chất kết dính sắc tố trong sơn giúp phân biệt các loại sơn khác nhau, đó chính là là sơn gốc nước và sơn gốc dầu. Khi đi đến cửa hàng, bạn sẽ tìm thấy sơn nước dưới tên “latex paint”, trong khi sơn dầu sẽ có nhãn ghi “alkyd paint”. Bạn có thể sơn sơn dầu lên trên sơn nước nhưng mà bạn không thể làm ngược lại. Với sơn gốc nước, bạn có thể làm sạch vết sơn, chổi lăn, cọ sơn với nước; với sơn gốc dầu bạn sẽ cần đến những chất rửa và dung môi chuyên dụng hơn

Độ bóng bề mặt sơn ngoại thất

Sơn cũng có thể được phân loại theo độ bóng bề mặt sau khi khô. Bạn có thể tìm thấy các loại sơn được ghi nhãn mờ (flat finish), bán bóng (semigloss finish), bóng (gloss) và siêu bóng (super gloss), … Điều này giúp cho bạn biết bề mặt sơn sau khi khô sẽ trông như thế nào và đồng thời với mỗi loại bề mặt cũng sẽ có mức độ chịu chùi rửa khác nhau.

Sơn mờ (flat finnish) sẽ có được độ phản chiếu ánh sáng tốt nhất và do đó sẽ giúp giấu đi các điểm khiếm khuyết của tường tốt nhất; mặt khác, sơn mờ dễ lưu lại vết bẩn trên tường hơn. Sơn mờ phù hợp cho sơn các khu vực ít bị va chạm đến như trần nhà, phòng ngủ người lớn, … và không nên dùng để sơn ngoại thất.

Sơn bóng nhẹ (satin finish) có bề mặt phản đối ánh sáng tương tự như vỏ trứng, tốt hơn sơn mờ và có thể chịu chùi rửa tốt hơn. Loại sơn này có thể dùng để sơn ngoại thất nhưng cũng không phải là một phương án tối ưu.

Sơn bán bóng (semigloss finish) có độ bám bẩn thấp, dễ dàng lau chùi và để lại bề mặt bóng tương đối vì thế bạn nên sử dụng cho hành lang, cầu thang, phòng tắm, …

Xem thêm tại mục Xây dựng:

Đâu là xu hướng sơn nhà mới nhất năm 2018

Về trang chủ