Ngày nay, quá trình đô thị hóa hiện đại hóa ngày càng cao, những ngôi nhà cao tầng mọc lên ngày càng nhiều, các công trình kiến trúc cầu đường và các cơ sở hạ tầng lưu thông hàng hóa cũng được xây dựng nhiều hơn. Chính vì vậy để giữ được kết cấu các công trình luôn bền đẹp thì những người thợ sơn cần nắm chắc các quy trình sơn kết cấu sắt thép để hoàn thiện bề mặt sơn đạt tiêu chuẩn tốt nhất, đẹp bền vững !
- Quy trình sơn kết cấu sắt thép.
Như chúng ta đã biết, từ xa xưa, cha ông ta thường quét lên lớp tường một lớp vôi ve để bảo vệ tường khỏi các tác nhân xấu bên ngoài và cũng tạo nên một vẻ đẹp thẩm mỹ cho ngôi nhà cũng như các công trình. Xong sử dụng vật liêu vôi ve vẫn còn rất nhiều hạn chế , không đem lại hiệu quả như ý muốn
Chính vì vậy ngành sơn ra đời tạo nên một xu thế mới, đem đến cho các công trình kiến trúc có một vẻ đẹp mịn màng hơn, các lớp sơn có khả năng bám kết dính vào bề mặt vật chất cao hơn. Sơn cho ra nhiều sản phẩm có màu sắc phong phú và đa dạng, có độ che phủ và bán dính tốt. Nên hiện nay sơn được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn cả !
Các công trình kiến trúc thường rất đẹp nhưng cũng luôn chịu nhiều yếu tố tác động từ môi trường, thời tiết làm cho các kết cấu sắt thép thường bị ăn mòn và rỉ sét theo thời gian. Vì vậy mà quy trình sơn kết cấu sắt thép tiêu chuẩn cao, chất lượng sẽ khiến cho công trình có bề mặt sơn đẹp, màng sơn bóng mịn, có màu sắc đồng đều.

-
Hướng dẫn quy trình sơn kết cấu sắt thép đạt chuẩn.
Mỗi một người thợ sơn thường đúc kết cho mình những quy trình riêng dựa trên kinh nghiệm thực thế mà họ đạt được để tạo ra một sản phẩm đẹp mắt. Tuy nhiên để hoàn thiện sơn rất dễ nhưng nếu không đúng kĩ thuật và làm sai quy trình sẽ làm hỏng lớp sơn. Trong một khoảng thời gian ngăn sơn có thể bị bong tróc hoặc bị phồng , rộp khiến công trình bị chậm tiến độ do phải sơn lại nhiều lần, chi phí tăng cao.
Dưới đây là một số bước hướng dẫn quy trình sơn sắt thép đạt tiêu chuẩn:
- Bước 1: Xử lý bề mặt khung kết cấu sắt thép.
Đối với bề mặt khung kết cấu sắt thép thường có rất nhiều kích thước khách nhau. Tùy theo từng kích thước mà có những biện pháp xử lý khác nhau sao cho phù hợp.
Đối với các bề mặt có kích thước nhỏ như cổng hay cửa sắt thường được làm sạch bằng giấy nhám hay bàn chải. Đây là phương pháp rất thong dụng nhưng lại đem lại hiệu quả cao giúp loại bỏ sạch sẽ các bụi bẩn, vết han dỉ bám trên bề mặt. Hãy luôn đảm bảo rằng bề mặt vật liệu luôn khô thoáng và không có dầu mỡ, nếu có nên dùng xăng để lau sạch.
Còn đối với những bề mặt có kích thước lớn như tại các phân xưởng, các nhà máy lớn với số lượng sắt thép lớn người ta thường dùng máy phun cát hoặc phun bi. Như vậy sẽ dễ dàng thi công hơn và đạt được các chỉ tiêu mong muốn.
- Bước 2. Các dụng cụ sơn phải chuẩn xác.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dụng cụ sơn sắt thép. Tùy từng môi trường mà ta có thể chọn thiết bị phù hợp , vừa tiết kiệm được chi phí lại đạt được màng sơn đẹp như mong muốn.

Bạn có thể sử dụng các công cụ như: Rulo cọ lăn hay súng phun sương. Sau mỗi lần chuyển màu sơn bạn nên cọ rửa sạch sẽ trước khi sử dụng cho màu sơn tiếp theo.
- Bước 3. Quy trình phủ sơn kết cấu sắt thép.
Đây là một quá trình hết sức quan trọng quyết định màu sơn có đẹp hay không. Chính vì vậy mà cần pha sơn theo đúng định mức của nhà sản xuất đưa ra, tỉ lệ dung môi chiếm khoảng 10% thể tích. Sau đó bạn đổi sơn vào thiết bị và tiến hàng phun sơn đều trên bề mặt diện tích cần phủ.
Xem thêm tại mục Xây dựng:
Đặc điểm của bả trét epoxy KCC Unipoxy Putty
>>>>> thongtindaichung.com