Làm sao khi bé bị cảm cúm?

0
1589

Cảm cúm là một bệnh phổ biến do nhiễm vi-rút đường hô hấp trên (mũi và cổ họng), dễ gặp ở mọi độ tuổi, đặc biệt là trẻ em.

Nội Dung

Dấu hiệu nhận biết bệnh cảm cúm ở trẻ

Bệnh cảm cúm thường bị nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh này thường nghiêm trọng hơn những dấu hiệu điển hình của bệnh cảm lạnh thông thường như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.

 

Bệnh cảm cúm thường hay bị nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh
Bệnh cảm cúm thường hay bị nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh

Các triệu chứng cảm cúm thông thường xuất hiện trong khoảng 1-3 ngày sau khi tiếp xúc với một loại vi-rút cảm cúm. Các dấu hiệu ban đầu chứng tỏ bé nhà bạn đã bị nhiễm cảm cúm đó là:

– Trẻ đột nhiên bị sốt

– Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, thở khò khè, khó thở

– Trẻ bị mệt mỏi và ớn lạnh, ho khan.

– Chán ăn, đau họng, buồn nôn.

– Đau tai, sưng hạch hay tiêu chảy cũng có thể là những dấu hiệu của bệnh cảm cúm.

Nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh cảm cúm

Cảm cúm thông thường là một nhiễm trùng đường hô hấp trên gây ra bởi một trong hơn 200 virut. Các vi-rút ở mũi và vòm họng là thủ phạm phổ biến trong quá trình truyền nhiễm bệnh cảm cúm.

Hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn còn đang phát triển và rất yếu do vậy trẻ dễ bị tấn công bởi nhiễm trùng hoặc các loại vi-rút nếu không được chăm sóc kĩ càng. Bệnh cảm cúm do các vi-rút cúm gây nên là một trong những bệnh dễ gây tác động đến trẻ nhỏ.

Thông thường, dịch cúm thường bùng nổ trong phạm vi nhỏ. Tuy nhiên, nếu gặp điều kiện môi trường và thời tiết thuận lợi thì nó có thể lây lan một cách nhanh chóng.

Làm sao khi bé bị mắc bệnh cảm cúm?

 

Chăm sóc bé bị cảm cúm ngay tại nhà
Chăm sóc bé bị cảm cúm ngay tại nhà

Hầu hết, cảm cúm chỉ đơn giản là một mối phiền toái nhưng hệ thống miễn dịch của bé sẽ cần thời gian để thích ứng và chinh phục cảm cúm. Thông thường, tất cả các triệu chứng sẽ suy giảm trong vòng 1-2 tuần. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi cần chú ý theo dõi và chăm sóc trẻ đúng cách bởi bệnh cảm cúm có thể dẫn tới viêm phổi hoặc các di chứng khá nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.

Khi trẻ bị mắc cảm cúm cần:

Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường uống nước, ăn nhiều trái cây đảm bảo trẻ không bị mất nước.

Giúp trẻ nghỉ ngơi thật nhiều. Khi trẻ bị cảm cúm, các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, ho,… sẽ khiến bé ngủ không ngon giấc, bạn hãy nâng cao đầu của bé khi ngủ và tạo độ ẩm cho căn phòng để đường mũi của bé thông thoáng, ẩm ướt giúp bé giảm nghẹt mũi, dễ thở hơn vào bạn đêm.

Cặp nhiệt độ thường xuyên cho trẻ.

Khi trẻ bị chảy nước mũi, bạn hãy dùng loại giấy mềm để chấm mũi cho trẻ nhằm tránh làm cho mũi trẻ bị đỏ và bị kích thích do lau mũi nhiều.

Dành cho trẻ thật nhiều tình yêu thương: Hãy ôm lấy bé và dỗ dành bé, khi bé cảm nhận được tình yêu thương, bé sẽ cảm thấy thoải mái và tốt hơn rất nhiều.

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị cảm cúm:

* Cảm cúm do virus chứ không phải  vi khuẩn gây nên, do đó kháng sinh sẽ không có nhiều tác dụng trong điều trị. Vì vậy, cần hạn chế sử dụng kháng sinh cho trẻ, tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ.

* Không cho trẻ dùng thuốc không cần toa (OTC) và các chế phẩm ho cảm. Những sản phẩm này có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng và có khả năng đe dọa đến sức khỏe của trẻ.

* Có thể sử dụng thuốc giảm sốt an toàn cho trẻ, tuy nhiên, tuyệt đối không được sử dụng Aspirin.

* Nếu các triệu chứng cảm cúm của trẻ kéo dài và trở nên tồi tệ hơn như sốt cao kéo dài, trẻ bỏ ăn uống, quấy khóc nhiều… bạn cần đưa trẻ đi bác sĩ càng sớm càng tốt.

Phòng ngừa cúm hiệu quả cho trẻ

– Tiêm chủng vắc-xin ngừa bệnh cúm là một phương pháp chủ động và hiệu quả nhất trong việc phòng ngừa cúm cho trẻ.

 

Tiêm phòng vắc-xin là biện pháp phòng chống cảm cúm một cách hiệu quả và chủ động
Tiêm phòng vắc-xin là biện pháp phòng chống cảm cúm một cách hiệu quả và chủ động

– Giữ vệ sinh cho trẻ là cách tốt nhất để tránh xa bất cứ loại virus hay vi khuẩn nào. Nhắc nhở, hướng dẫn, tạo thói quen cho trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà bông và nước sạch

– Giữ khoảng cách an toàn cho trẻ, tránh tiếp xúc với những người nghi ngờ bị viêm đường hô hấp cấp. Tốt nhất, những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ cũng nên tiêm phòng bệnh cúm để tránh lây bệnh cho trẻ.

– Mang khẩu trang y tế cho cả người lớn và trẻ em khi đến nơi đông người: siêu thị, công viên, bệnh viện,…

– Tạo cho  trẻ thói quen che miệng khi ho.

– Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống thật tốt.

Hi vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích khi bạn chăm sóc trẻ bị bệnh cảm cúm và giúp bạn phòng ngừa cảm cúm cho trẻ một cách hiệu quả.

Sản phẩm Bán buôn Bình rửa mũi cho bé Waterpulse YT-300 của banbuonuytin.com giúp bảo vệ bé yêu của bạn khỏi những nguy cơ và tác nhân xấu từ môi trường bên ngoài.

Để biết thêm những thông tin về vấn đề sức khỏe, bạn vui lòng liên hệ hotline 0936 602 399!

Hotline: 0936 602 399

Địa chỉ: Số 16 ngách 1 ngõ 898 đường Láng, Hà Nội.

Xem thêm các thông tin đời sống xã hội đang hot tại thongtindaichung.com. Ngoài những thông tin liên quan đến vấn đề sức khỏe, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin khác tại đây. Chúc bạn có những giây phút thư giãn với thongtindaichung.com!