Bytom (BTM) là gì? Tổng hợp các thông tin về Bytom

0
241

Thời đại công nghệ càng ngày phát triển. Dẫn đến việc phát triển ra nhiều công cụ hiện đại và thông mình ngày càng nhiều. Đồng ttiền ảo Bytom cũng làm một trong những thành phẩm thông minh đó. Cùng nhau tìm hiểu về Bytom (BTM) để hiểu rõ hơn về nó nhé.

Bytom (BTM) là gì?

Bytom (BTM) là gì?

Nội Dung

1. Bytom (BTM) là gì? Bytom coin là gì?

Bytom là một nền tảng blockchain công cộng được tạo ra để trợ giúp kết nối, quản lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến các tài sản trong thế giới số với tài sản trong thế giới thực.  Các cá nhân và doanh nghiệp đều có thể phát triển ứng dụng tài sản số, tài chính của riêng họ và trao đổi không chỉ tài sản số (ví dụ: Bitcoin, Ethereum,..) mà cả các tài sản truyền thống (ví dụ: chứng khoán, cổ tức, trái phiếu,..).

BTM Coin là đồng tiền điện tử chính của Bytom được dùng để chi trả cho các hoạt động mua bán hay là dịch vụ trong nền tảng như phí quản lý tài sản, phí giao dịch tài sản… Việc nắm giữ BTM đại diện cho việc sở hữu cổ phần blockchain Bytom. Nôm na là sẽ trở thành một cổ động của mạng Bytom, và có quyền tham gia vào các hoạt động, quyết định của Blockchain Bytom, phản ánh tính sở hữu của Bytom Coin.

2. Mục tiêu và mục đích của BTM

Mục tiêu của Bytom là trở thành nền tảng blockchain công cộng lớn nhất thế giới, giúp kết nối các loại tài sản khác nhau với blockchain, nhằm nâng cao tính thanh khoản, an ninh và giá trị của các tài sản này.

Bytom hướng tới mục đích giúp cho người dùng có thể quản lý các tài sản chưa được niêm yết và cổ phần quỹ tư nhân. Thông tin cổ đông sẽ được công bố trên blockchain Bytom để đăng ký quyền sở hữu, giúp các cổ đông có thể thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần và luân chuyển tài sản hợp lý và an toàn.

Đối tượng Bytom muốn hướng đến:

  • Bytom đã hướng tới một mục tiêu mới hoàn toàn, hứa hẹn nhiều bứt phá trong tương lai đó chính là: kết nối thế giới vật lý nguyên tử và thế giới kỹ thuật số. Khái niệm này có thể được hiểu đó là thông qua Bytom, khách hàng tiềm năng có thể tìm hiểu trực tiếp được tất cả các tài sản byte và tài sản nguyên tử khác nhau rồi qua đó có thể thực hiện đăng ký và trao đổi một cách trực tiếp
  • Bytom hướng tới các loại tài sản sau: Tài sản thu nhập, tài sản vốn chủ sở hữu, tài sản chứng khoán. Bytom muốn đáp ứng được tất cả các nhu cầu về tài sản mà khách hàng mong muốn thông qua việc mở rộng đối tượng xử lý gồm: các tài sản không hoạt động, các khoản đầu tư. Ngoài ra còn có các khoản vốn chủ sở hữu trong các công ty tư nhân cũng như cổ phần của 1 số khoản đầu tư ngoài công lập,…

3. Lịch sử và lộ trình phát triển của Bytom

  • Tháng 1/2017: Bắt đầu dự án Bytom Blockchain
  • Tháng 6/2017: Bytom Blockchain hoàn thành gây quỹ đầu tư
  • Tháng 9/2017: Phát hành phiên bản Testnet Bytom 0.1.0 tại Hàng Châu, Trung Quốc
  • Tháng 10/2017: Thử nghiệm thông qua Howey, Bytom trở thành dự án Blockchain công cộng phi chứng khoán đầu tiên ở Mỹ
  • Tháng 12/2017: Phát hành phiên bản Bytom 0.2.0 – SPARK – bao gồm các chương trình khách hàng đa nền tảng
  • Tháng 1/2018: Phát hành phiên bản Bytom 0.3.0 dành cho khách hàng – Scope – vào ngày 04/01. Cùng trong tháng 1, phát hành thuật toán POW trí tuệ nhân tạo thân thiện trên toàn cầu.
  • Tháng 2/2018: Bytom phát hành phiên tiếp bản mới của Testnet cho khách hàng, có tên là “NEU”
  • Q2/2018: Bytom ra mắt phiên bản chính thức (Mainnet), tên “NEU”

4. Bytom (BTM) hoạt động như thế nào?

Đồng BTM được sử dụng để thanh toán các khoản phí trên mạng lưới Blockchain Bytom. Như một đại diện quyền sở hữu cho phép người sở hữu tham gia vào cấu trúc quản trị Bytom. Cấu trúc quản trị Bytom tương tự như cấu trúc quản trị doanh nghiệp. Chủ sở hữu đồng Bytom thành lập Hội đồng chủ sở hữu, đây là những người bỏ phiếu bầu cho các thành viên của ủy ban tự trị, những người sẽ bầu các thành viên và giám sát công việc của ban chấp hành. Cấu trúc quản trị Bytom được thiết kế để thiết lập một nền tảng nguồn mở thuần túy đảm bảo nghĩa vụ và trách nhiệm được thúc đẩy bởi các chủ sở hữu token, và qua đó tạo nên sự cân bằng giữa tính công bằng và hiệu quả.

Bytom thiết kế cho việc quản lý tài sản, cả tài sản số và tài sản thế giớ thực. Mục tiêu cuối cùng là thu hẹp khoảng cách giữa thế giới ảo và thế giới thực.

Có ba loại tài sản Bytom có thể được giao dịch:

  • Tài sản thu nhập. Ví dụ: đầu tư của chính quyền địa phương, chiến dịch huy động vốn từ cộng đồng
  • Tài sản cổ phần. Ví dụ: vốn chủ sở hữu của các công ty tư nhân và cổ phần của khoản đầu tư ngoài công lập
  • Tài sản bảo đảm. Ví dụ: nợ và vay ô tô

5. Tỷ giá của đồng Bytom hiện tại

tỷ giá của đồng Bytom

tỷ giá của đồng Bytom

Đồng tiền kỹ thuật số BTM hiện đang có 1.309.900.806 BTM Coin đang lưu hành trên thị trường. Tổng cung là 1.608.185.738 BTM

tỷ giá của đồng Bytom

tỷ giá của đồng Bytom

6. Mua bán Bytom ở sàn giao dịch nào?

Tại thời điểm này bạn có thể mua bán, giao dịch đồng BTM tại nhiều sàn giao dịch trên thế giới gồm Huobi, OKEx, Bibox,… Trong đó khối lượng giao dịch tại Huobi và OKEx là lớn nhất.

mua bán Bytom ở đâu?

mua bán Bytom ở đâu?

Dưới đây là những kiến thức mình cho thể cung cấp cho các bạn. Mong sẽ giúp được một phần nào đó cho dự án đầu tư sắp tới của bạn.